Khám bệnh ở Nhật 2023: địa chỉ, quy trình, giấy tờ, chi phí

Bạn bị cảm cúm, đau răng, đau đầu hay những bệnh vặt khác… Nếu khám bệnh ở Nhật sẽ tốn rất nhiều tiền nếu không khám đúng cơ sở y tế, đặc biệt rất khó khăn nếu bạn không biết tiếng Nhật. Nào cùng healthmart.com.vn tìm hiểu thủ tục, hồ sơ, quy trình và một số thông tin về chi phí khi khám bệnh ở Nhật nhé!

**

Những vấn đề người Việt ở Nhật cần hỗ trợ nhiều nhất

Cần chuẩn bị gì khi đi khám ở Nhật Bản?

Khám bệnh ở Nhật
Cần mang thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh ở Nhật Bản

Cần chuẩn bị những thứ này khi đi khám ở Nhật Bản:

Giấy tờ tuỳ thân

Giấy tờ bạn cần và nên mang theo nhất là bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế có thể chi trả cho bạn tới 70% phí khám chữa bệnh nên nhất định phải mang theo nếu không muốn mất thêm một khoản phí lớn nhé!

Các giấy tờ tuỳ thân khác như thẻ ngoại kiều cũng nên mang theo đề phòng trường hợp cần dùng tới.

Đặt lịch khám

Bạn nên đặt lịch khám trước khi tới bệnh viện, nếu không đặt lịch trước thì có khả năng sẽ phải đợi khoảng 1,2 tiếng.

Thông thường ở các bệnh viện, phòng khám tại Nhật sẽ có các tạp chí để bệnh nhân chờ khám đọc.

Sổ khám bệnh

Mang sổ khám bệnh khi đi khám bệnh ở Nhật

Đối với những người đã khám trước đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mang theo sổ khám để theo dõi bệnh tình xem tiến triển hay cần làm gì thêm không.

Tiền mặt

Khám bệnh ở Nhật
Mang theo tiền mặt khi đi khám bệnh ở Nhật

Rất nhiều bệnh viện và phòng khám ở Nhật nhận thanh toán chi phí bằng tiền mặt nên tốt nhất hãy mang theo tiền mặt bên người khi khám bệnh tại Nhật nhé!

Từ vựng cơ bản khi đi khám bệnh ở Nhật

Cần biết một số từ vựng cơ bản về bệnh của mình để dễ dàng trao đổi với bác sĩ

Người thân biết tiếng Nhật

Trong trường hợp tiếng Nhật của bạn còn nhiều hạn chế thì nên nhờ người thân, bạn bè, người có vốn tiếng Nhật tốt để đi cùng.

Các loại cơ sở y tế tại Nhật

Tại Nhật Bản, quy định chung là các bạn phải đến phòng khám đối với các bệnh thông thường và bị thương nhẹ. Nếu bạn nhận được giấy giới thiệu của phòng khám thì bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn.

① Phòng khám – Clinic
・ Điều trị bệnh tật và thương tích thường gặp trong đời sống hàng ngày

② Bệnh viện vừa và nhỏ
・ Khi cần phẫu thuật hoặc nhập viện
・ Khi cần điều trị y tế khẩn cấp

③ Bệnh viện lớn
・ Bệnh nhân cần cấp cứu do bệnh nặng
・ Khi cần hỗ trợ y tế ở mức độ chuyên môn cao

※ Các khoa khám bệnh của các cơ sở y tế được chia ra theo từng loại bệnh và tình hình vết thương

Nên đi khám tại bệnh viện hay phòng khám tại Nhật?

Rất nhiều người thắc mắc nên đi khám ở bệnh viện hay phòng khám. Nếu bạn bị bệnh nặng, cần phải nhập viện lâu dài thì nên tới bệnh viện, còn bệnh nhẹ như cảm cúm, đau mỏi thì nên tới phòng khám.

Các bệnh viện tại Nhật có cơ sở và trang thiết bị tốt hơn phòng khám nhưng sẽ phải đợi lâu hơn, thủ tục lâu hơn so với phòng khám.

Các phòng khám có nhiều ở khắp mọi nơi sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn.

Và đặc biệt là cả bệnh viện và phòng khám ở Nhật đêu có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế nhé!

Tại Nhật Bản, quy định chung là các bạn phải đến phòng khám đối với các bệnh thông thường và bị thương nhẹ. Nếu bạn nhận được giấy giới thiệu của phòng khám thì bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn.

① Phòng khám – Clinic
・ Điều trị bệnh tật và thương tích thường gặp trong đời sống hàng ngày

② Bệnh viện vừa và nhỏ
・ Khi cần phẫu thuật hoặc nhập viện
・ Khi cần điều trị y tế khẩn cấp

③ Bệnh viện lớn
・ Bệnh nhân cần cấp cứu do bệnh nặng
・ Khi cần hỗ trợ y tế ở mức độ chuyên môn cao

※ Các khoa khám bệnh của các cơ sở y tế được chia ra theo từng loại bệnh và tình hình vết thương

Danh sách các bệnh viện, phòng khám có hỗ trợ tiếng Việt ở Nhật

Các bệnh viện, phòng khám khu vực Kansai

Các bệnh viện, phòng khám khu vực Tokai

Các bệnh viện, phòng khám khu vực Tokyo

Các bệnh viện, phòng khám khu vực khác

Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) tại Nhật

Bảo hiểm y tế công của Nhật Bản chủ yếu bao gồm “bảo hiểm y tế” và “bảo hiểm y tế quốc dân”. Nói rộng ra, những người đi làm công ty sẽ tham gia bảo hiểm y tế, và những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm y tế quốc dân. Sau khi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế bạn sẽ nhận được thẻ bảo hiểm y tế.

Bạn phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế quốc dân bất kể quốc tịch hay độ tuổi nào.

Bảo hiểm y tế

・ Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc”, người lao động nước ngoài theo diện kỹ năng đặc định và gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng, v.v.
・ Phí bảo hiểm do công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa

Bảo hiểm y tế quốc dân

・ Du học sinh và gia đình của họ
・ Phí bảo hiểm do bản thân tự chi trả

Giảm gánh nặng chi phí y tế

・ Nếu bạn xuất trình “thẻ bảo hiểm y tế” của mình khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, thông thường bạn sẽ chỉ phải chi trả 30% chi phí y tế.

・ Có một số điều trị y tế không được bảo hiểm chi trả.

Phương pháp tham gia bảo hiểm y tế quốc dân

“Bảo hiểm y tế” sẽ được công ty nơi bạn đang làm việc đăng ký tham gia cho bạn và tiền bảo hiểm cũng sẽ được trừ vào lương. Tuy nhiên, bạn có thể tự tham gia “Bảo hiểm y tế quốc dân” và tự thanh toán phí bảo hiểm (bạn có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi, v.v.).

  • Làm thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tại uỷ ban quận huyện nơi bạn đang sinh sống
  • Cần có thẻ cư trú và hộ chiếu
  • Các thành viên trong gia đình sinh sống cùng nhau sẽ cùng tham gia
  • Nếu bạn thay đổi địa chỉ, hãy đăng ký tại uỷ ban địa chỉ mới và nhận thẻ bảo hiểm y tế mới.

Cách tìm cơ sở y tế phù hợp

Sau đây là các cách để bạn có thể tìm một cơ sở y tế.

① Tìm qua tạp chí do uỷ ban khu vực bạn sinh sống phát hành

② Tìm qua Internet thông tin của các cơ sở y tế được cung cấp trên trang chủ của các tỉnh thành

③ Hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống hoặc các tổ chức giao lưu quốc tế v.v.

Tổng hợp liên kết của các tổ chức tư vấn của địa phương và hiệp hội giao lưu quốc tế (Toàn quốc)

④ Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe

Có hơn 380 “Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe” được đặt tại các tỉnh thành, sở y tế của các thành phố, các khu vực đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và giới thiệu các cơ sở y tế.

⑤ Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA

・Tại đây bạn sẽ được giới thiệu cơ sở y tế có hỗ trợ ngôn ngữ của bạn hoặc được hướng dẫn chế độ phúc lợi y tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Điện thoại 03-6233-9266

・Trung tâm cũng có hỗ trợ thông dịch qua điện thoại hoặc qua ZOOM
Điện thoại 050-3405-0397

Trang web chính thức của Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA

⑥ Sở Du lịch

Trang web “Khi bạn thấy không khỏe”

◎ Khi khẩn cấp, hãy gọi 119

Khi bạn đột ngột bị bệnh hay bị thương nặng do tai nạn, hãy gọi tới số 119 để gọi xe cứu thương !

Quy trình khám bệnh ở Nhật Bản

Tuỳ mỗi địa điểm phòng khám hay bệnh viện sẽ có quy trình khác nhau nhưng hầu hết sẽ có 3 bước sau đây:

Tiếp nhận bệnh nhân

Khám bệnh ở Nhật

Bước 1: Đối với những bệnh nhân đến khám lần đầu sẽ được phát mẫu đơn điền thông tin cá nhân bao gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại,… Sau đó bệnh nhân sẽ phải đóng một khoản phí và được phát một thẻ khám bệnh có lưu thông tin của bệnh viện.

Đối với bệnh nhân tái khám thì không cần phải điền thông tin, chỉ cần đưa thẻ bệnh viện cho y tá trực.

Bước 2: Điền mẫu đơn về tình hình sức khoẻ. Các thông tin cần thiết như chiều cao, cân nặng, đang bị đau ở đâu, có những dấu hiệu gì,…

Khám bệnh ở Nhật
Điền thông tin vào giấy khi khám bệnh ở Nhật

Bước 3: Nộp cho y tá trực giấy tờ đã điền và thẻ bảo hiểm y tế, nhân viên y tá sẽ chỉ bạn tới khoa cần khám

Bước 4: Lấy số thứ tự và đợi tới lượt.

Khám bệnh

Khi bảng thông báo đọc tới số thứ tự của bạn, hãy vào phòng khám được chỉ định. Tại đây tất cả hồ sơ, giấy tờ bạn đã điền đều được gửi trên máy tính của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng của bệnh tình rồi đưa ra chuẩn đoán.

Một số trường hợp sẽ cần làm thêm các xét nghiệm để biết chính xác bệnh tình.

Sau khi đưa ra kết luận, bạn chỉ cần đến phòng chờ đợi gọi tên để lấy thuốc và sổ khám nếu cần tài khám.

Thanh toán phí khám bệnh

Khi được gọi tên, bạn cần đến quầy lễ tân lấy lại thẻ bảo hiểm y tế, thuốc và sổ khám (trong trường hợp cần tái khám) và thanh toán phí khám bệnh.

Một số từ vựng khi khám bệnh ở Nhật cần biết

Thời điểm bắt đầu triệu chứng bệnh (症状の始まり)(Shoujou no hajimari)

Mấy tiếng trước: ~ 時間前 (~ jikan mae)

Mấy ngày trước: ~ 日前 (~ Nichi mae)

Mấy tuần trước: ~ 週間前 (~ Shukan mae)

Mấy tháng trước: ~ か月前 (~ Ka getsu mae)

Tần xuất của triệu chứng (症状の頻度)(Shoujou no hindo)

Lần đầu bị: 初めてです (Hajimete desu)

Đột nhiên bị: 突然なります (Totsuzen narimasu)

Đã từng bị: 以前にもありました (Izen nimo arimashita)

Đôi khi bị: 時々なります (Tokidoki narimasu)

Các triệu chứng ở từng bộ phận

Toàn thân (全身)(Zenshin)Bị sốt (熱があります)(Netsu ga arimasu)

Lạnh người (寒気がします)

(Samuke ga shimasu)

Mệt mỏi (体がだるいです)

(Karada ga darui desu)

Đau toàn thân (全身が痛いです)

(zenshin ga itai desu)

Bỏng (やけどをする)

Yakedo suru

Đầu (頭)(Atama)Đau đầu (頭が痛いです)(Atama ga itai)

Chóng mặt (めまいがします)

(Memai ga shimasu)

Cảm thấy nặng đầu (頭が重くかんじます)

(Atama ga omoku kanjimasu)

Cổ (首)(Kubi)Đau cổ (首が痛いです)(Kubi ga itai desu)

Không thể quay cổ (首が回りません)

(Kubi ga mawarimasen)

Mắt (目)(Me)Đau mắt (目が痛いです)Mờ mắt, không nhìn rõ (物がよく見えません)

(Mono ga yoku miemasen)

Ngứa mắt (目がかゆいです)

(Me ga kayui desu)

Chói mắt (まぶしいです)

(Mabushii desu)

Chảy nước mắt (涙が流れます)

(Namida ga nagaremasu)

Tai (耳)(Mimi)Đau tai (耳が痛いです)(Mimi ga itai desu)

Ù tai (耳鳴りがします)

(Mimidari ga shimasu)

Có vật gì đó trong tai (耳に何かがはいりました)

(Mimi ni nanika ga hairimashita)

Không nghe rõ (耳がよく聞こえません)

(Mimi ga yoku kikoemasen)

Mũi (鼻)(Hana)Chảy nước mũi (鼻水が出ます)(Hanamizu ga demasu)

Nghẹt mũi (鼻が詰まります)

(Hana ga tsumarimasu)

Hắt xì (くしゃみが出ます)

(Kushami ga demasu)

Chảy máu mũi (鼻血が出ます)

(Hanaji ga demasu)

Họng (喉)(Nodo)Đau họng (喉が痛いです)(Nodo ga itai desu)

Đờm (痰が出ます)

(Tan ga demasu)

Bị khô họng (喉がかきます)

(Nodo ga kakimasu)

Răng, miệng (歯, 口)(Ha, kuchi)Đau răng (歯が痛いです)(Ha ga itai desu)

Đau lưỡi (舌が痛いです)

(Shita ga itai desu)

Nhiệt miệng (口内炎ができました)

(Konaien ga dekimashita)

Khô miệng (口の中が乾きます)

(Kuchi no naka ga kawakimasu)

Ngực (胸)(Mune)Ngực đau nhức (胸が痛いです)(Mune ga itai desu)

Tim đập mạnh (動悸がします)

(Douki ga shimasu)

Khí quản (気管支)(Kikanshi)Khó thở (息苦しいです)(Ikigurushii desu)

Ho (咳が出ます)

(Seki ga demasu)

Ho ra máu (咳をすると血が出ます)

(Seki wo suruto chi ga demasu)

Lưng (背中)Đau thắt lưng (腰が痛いです)(Koshi ga itai desu)

Đau lưng (背中痛いです)

(Senaka itai desu)

Dạ dày (胃)( i )Đau dạ dày (胃が痛いです)(i ga itai desu)

Buồn nôn (吐き気がします)

(Hakike ga shimasu)

Tiêu chảy (下痢をしています)

(Geri wo shiteimasu)

Táo bón (便秘をしています)

(Benpi wo shiteimasu)

Chán ăn (食欲がありません)

(Shokuyoku ga arimasen)

Tiết niệu (泌尿器)(Hinyouki)Khó tiểu tiện (尿が出にくいです)(Nyou ga denikui desu)

Tiểu ra máu (尿に血が混ざっています)

(Nyou ni chi ga mazatte imasu)

Đi ngoài ra máu (排便の時に痛いです)

(Haiben no toki ni itaidesu)

Đi tiểu nhiều lần (トイレに何回も行きます)

(Toire ni nankaimo ikimasu)

Tiểu dầm (尿をまらします)

(Nyou wo marashimasu)

Da liễu (皮膚)(Hifu)Ngứa (かゆいです)(Kayui desu)

Dị ứng (何かにかぶれます)

(Nanika ni kaburemasu)

Phát ban (発疹がでました)

(Hosshin ga demashita)

Phụ nữKinh nguyệt không đều (月経が不順です)(Gekkei ga fujundesu)

Không có kinh nguyệt (月経がありません)

(Gekkei ga arimasen)

Đau bất thường khi có kinh nguyệt (月経痛がひどいです)

(Gekkeitsu ga hidoi desu)

Đang mang thai (妊娠しています)

(Ninshin shite imasu)

 

 

Khi sinh con tại Nhật Bản, bạn sẽ nhận được nhiều trợ cấp và phụ cấp.

Trợ cấp sinh con
Sau khi sinh, bạn có thể nhận được “Trợ cấp sinh con” từ bảo hiểm y tế của bạn hoặc bảo hiểm y tế quốc dân. Số tiền được nhận là 420.000 yên cho mỗi em bé sơ sinh (có ngoại lệ là 408.000 yên)
Trợ cấp nghỉ sinh con
Nếu bạn là một nhân viên trực thuộc một công ty tại Nhật, khi sinh con bạn sẽ được nhận một khoản gọi là “Trợ cấp nghỉ sinh con” do cơ quan bảo hiểm y tế hỗ trợ. Đó là khoản trợ cấp bù cho lương, do thu nhập bạn giảm vì phải nghỉ làm tại công ty. Nơi nộp đơn là nơi làm việc của bạn.
Tiền trợ cấp nghỉ việc sinh con
Nếu bạn nghỉ việc để chăm con, chính phủ sẽ hỗ trợ cho bạn “Tiền trợ cấp nghỉ việc sinh con” theo luật đến khi con bạn 1 tuổi.

Trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh

Trẻ trước khi vào tiểu học khi phải đi khám tại các cơ sở y tế thì sẽ được trợ cấp một phần chi phí y tế. Khi bạn nộp “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế” và “Thẻ bảo hiểm y tế” tại cơ sở y tế, bạn sẽ chỉ phải trả số tiền là phần dư sau khi trừ đi phần tiền bảo hiểm y tế cấp và phần tiền trợ cấp của chính phủ.

・ Chi phí tự trả là tối đa 500 yên đối với bệnh nhân ngoại trú
・ 500 yên cho mỗi ngày nhập viện.

Bạn hãy trực tiếp liên lạc với phòng ban phụ trách của uỷ ban quận huyện để biết thông tin về việc cấp thẻ chứng nhận.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khoản trợ cấp và phụ cấp khi sinh và chăm sóc con, hãy đọc thêm bài viết dưới đây.

Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)

Mua thuốc ở đâu tại Nhật?

Thuốc có thể mua được tại các hiệu thuốc và cửa hàng thuốc. Vì thế, bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm (drug store).

Hiệu thuốc

Tại hiệu thuốc, dược sĩ sẽ lấy thuốc và bán thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Bạn cũng có thể mua các loại dược phẩm khác. Ở Nhật, có rất nhiều loại thuốc không thể mua được nếu không có đơn của bác sĩ. Cũng có loại thuốc có thể mua mà không cần đơn nhưng nếu là thuốc có cùng tác dụng, khi bạn đưa đơn thuốc ra rồi mua thì bạn cũng sẽ được bảo hiểm chi trả 70%, bạn chỉ cần trả 30% thôi.

Drug store

Đây là cửa hàng bán các loại thuốc không cần đơn của bác sĩ, các loại thực phẩm ăn uống, tạp hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày v.v. Cũng có drug store bán thuốc theo đơn.

**

từ khoá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhật Bản đã chứng minh! Đây là cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất năm 2024

Nhật Bản được biết đến như một trong những quốc gia có tỷ lệ người [...]

Khuyến Mãi Khi đăng Ký Wifi Cầm Tay Wimax Gmobb ở Nhật, Huỷ Có Tốn Phí Không?

Khuyến Mãi Khi Đăng Ký Wifi Cầm Tay Wimax Gmobb ở Nhật, Hủy Có Tốn [...]

Siêu Thị Ok Store ở Nhật Bán Gì, Nên Mua Gì?

Siêu Thị Ok Store ở Nhật Bán Gì, Nên Mua Gì? Ok Store là một [...]

8 những suy nghĩ trên “Khám bệnh ở Nhật 2023: địa chỉ, quy trình, giấy tờ, chi phí

  1. Văn An nói:

    Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả rằng chi phí khám bệnh ở Nhật rất đắt đỏ. Theo tôi thấy thì chi phí này khá hợp lý so với chất lượng dịch vụ.

  2. Phú Thịnh nói:

    Haha, tôi thích câu nói của tác giả: “Đi khám bệnh ở Nhật như đi đánh cược vậy”. Thật dí dỏm nhưng cũng rất đúng.

  3. Mạnh Hà nói:

    Bài viết này có vẻ hơi dài dòng và khó hiểu. Tác giả nên trình bày một cách súc tích hơn thì sẽ tốt hơn.

  4. Hùng Anh nói:

    Bài viết này hay đấy, nhưng mà tôi thấy có một số lỗi chính tả. Tác giả nên sửa lại cho chuẩn.

  5. Ngọc Trân nói:

    Thông tin hơi thiếu, không có địa chỉ khám bệnh cụ thể. Nếu bổ sung thêm sẽ tốt hơn.

  6. Tuấn Kiệt nói:

    Tôi rất ấn tượng với hệ thống y tế Nhật Bản. Tôi từng đi khám bệnh ở đó một lần và rất hài lòng với chất lượng dịch vụ.

  7. Tiến Đạt nói:

    Bài này viết như kiểu quảng cáo vậy. Tác giả có vẻ quá thiên vị cho hệ thống y tế Nhật Bản.

  8. Minh Tri nói:

    Bài viết rất hữu ích, cảm ơn tác giả đã chia sẻ những thông tin này. Tôi sẽ lưu lại để tham khảo khi cần.

Bình luận đã được đóng lại.