Mang thai ở Nhật nhận được rất nhiều trợ cấp từ nhà nước: chế độ hỗ trợ trước khi mang thai, hỗ trợ y tế cho cả mẹ và bé, hỗ trợ sau khi sinh… Nào cùng healthmart.com.vn tìm hiểu nhé!
**
Chế độ hỗ trợ khi mang thai ở Nhật gồm những gì?
Xét nghiệm mang thai
Bạn phải chịu chi phí này vì chính phủ Nhật không hỗ trợ về mặt tài chính cho các xét nghiệm ban đầu để xác định bạn có đang mang thai hay không.
Sổ tay mẹ và bé (Sổ tay sức khỏe mẹ và bé)
・ Khi bạn biết mình có thai, hãy đến uỷ ban quận huyện hoặc trung tâm bảo hiểm và phúc lợi trong khu vực bạn sinh sống để nhận “Sổ tay mẹ và bé”. Tên chính thức của sổ tay này là “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé”, tiếng Nhật là Boshitecho.
※ Bạn chỉ cần đến quầy tiếp tân của ủy ban quận huyện và nói: “Tôi muốn lấy Sổ tay mẹ và bé”, bạn sẽ được hướng dẫn đến nơi cần đến.
・ Khi nhận Sổ tay mẹ và bé, bạn sẽ được hướng dẫn về các chính sách hỗ trợ khác nhau cho mẹ và bé. Ví dụ như bạn có thể nhận được “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai” hoặc nhận được hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa về việc sinh và chăm bé sau sinh.
Kiểm tra sức khỏe thai phụ
Nếu bạn biết mình có thai, để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé, hãy đi khám sức khỏe định kỳ bằng “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai” tại các cơ sở y tế.
Nội dung kiểm tra sức khoẻ thai phụ bao gồm:
- Đo huyết áp/ cân nặng
- Kiểm tra nước tiểu (đạm niệu, tiểu đường,…)
- Đo vòng bụng và chiều dài khoang tử cung
- Xét nghiệm máu để xem có thiếu máu hay không, v.v.
- Kiểm tra nhịp tim thai và siêu âm
Trợ cấp khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai (Phiếu khám thai)
Ở Nhật vì mang thai không được tính là ta đang mang bệnh nên mẹ bầu không dùng bảo hiểm y tế để đi khám thai được. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sử dụng “Phiếu khám thai” nhận được cùng lúc với Sổ tay sức khỏe mẹ và bé tại quận thì bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đáng kể cho việc khám sức khỏe thai phụ tại bệnh viện tổng cộng lên tới 14 lần.
・ Tên chính thức của “Phiếu khám thai” là “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai”, tiếng Nhật là Jushinhyo.
・ Bạn có thể nhận được 14 phiếu khám và sử dụng cho 14 lần khám sức khỏe. Trong trường hợp sinh đôi, bạn có thể nhận được một số phiếu khám bổ sung nữa.
・ Mức chi phí hỗ trợ công (trợ cấp) sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng chính quyền địa phương. Ví dụ cụ thể cho các thành phố và quận ở Tokyo vào năm 2022, bạn có thể được giảm tổng cộng 85.460 yên cho 14 lần và ở thành phố Osaka thì lên đến tổng cộng 120.650 yên cho 14 lần thăm khám.
Chế độ trợ cấp và phụ cấp khi sinh con ở Nhật thế nào?
Trợ cấp sinh con
Sau khi sinh, bạn có thể nhận được “Trợ cấp sinh con” từ bảo hiểm y tế của bạn hoặc bảo hiểm y tế quốc dân. Số tiền này nhằm trợ cấp chi phí khi sinh con.
・ Số tiền trợ cấp sinh con: 420.000 yên cho mỗi em bé sơ sinh (có ngoại lệ là 408.000 yên). Đối với trường hợp đa thai, sẽ tính theo số em bé.
・ Phương thức nhận (1): Số tiền sẽ được chi trả giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế, mẹ bầu chỉ phải thanh toán phần chênh lệch giữa chi phí sinh và tiền trợ cấp sinh con cho bệnh viện.
・ Phương thức nhận (2): Sau khi thanh toán đầy đủ chi phí sinh con cho bệnh viện thì nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm y tế và trực tiếp nhận tiền trợ cấp sinh con. Trong trường hợp bạn sử dụng Bảo hiểm Y tế quốc dân thì hãy nộp đơn cho uỷ ban quận huyện trực thuộc nhé.
・ Trường hợp sẩy thai hoặc thai chết lưu: Nếu bạn mang thai trên 12 tuần, bạn có thể nhận được tiền trợ cấp sinh con (408.000 yên hoặc 420.000 yên) ngay cả trong trường hợp thai chết lưu hoặc sẩy thai.
Trợ cấp nghỉ sinh con
Nếu bạn là nhân viên trực thuộc một công ty tại Nhật, khi sinh con bạn sẽ được nhận một khoản gọi là “Trợ cấp nghỉ sinh con” do cơ quan bảo hiểm y tế hỗ trợ. Đó là khoản trợ cấp bù cho lương, do thu nhập bạn giảm vì phải nghỉ làm tại công ty. Nơi nộp đơn là nơi làm việc của bạn.
・ Đối tượng chi trả: Là chính bản thân người được nhận trợ cấp tham gia bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe quốc dân nghỉ việc do sinh con.
・ Số tiền trợ cấp: 2/3 “số tiền lương ngày tiêu chuẩn” × số ngày nghỉ.
※ “Lương ngày tiêu chuẩn” là số tiền lương bao gồm tiền làm thêm giờ và các khoản phụ cấp chia cho số ngày làm việc.
・ Thời gian trợ cấp: 42 ngày trước khi sinh con (trong trường hợp sinh đôi là 98 ngày trước khi sinh) đến 56 ngày sau khi sinh con.
Tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con
Nếu bạn nghỉ việc để chăm con, chính phủ sẽ hỗ trợ cho bạn “tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con ” theo luật đến khi con bạn một tuổi. Công ty bạn trực thuộc sẽ giúp bạn đăng kí thông qua Hello Work.
・ Đối tượng chi trả: Người tham gia bảo hiểm tuyển dụng và đang trong thời gian nghỉ chăm con.
※ Thông thường, các công ty sẽ tham gia bảo hiểm tuyển dụng cho nhân viên của mình.
・ Nghỉ chăm con:Thời gian nghỉ thai sản của mẹ (nghỉ trước khi sinh và sau khi sinh) là 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh con. Theo luật, trong sáu tuần sau khi sinh, dù bạn có muốn đi làm cũng không thể được đi làm. Mặt khác, “thời gian nghỉ chăm con” có thể được áp dụng cho đến ngày trước sinh nhật một tuổi của bé.
※ Trong trường hợp không thể xin cho bé vào nhà trẻ để bạn đi làm lại được, mẹ bỉm có thể nghỉ tối đa đến trước ngày sinh nhật thứ 2 của bé.
※ Các bố cũng có thể xin nghỉ chăm con.
※ Hai vợ chồng có thể cùng xin nghỉ chăm con. Trong trường hợp đó, bạn có thể kéo dài thời gian nghỉ phép cho đến khi con bạn được 1 tuổi 2 tháng theo “Chế độ nghỉ phép chăm con của Bố Mẹ”.
・ Số tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con: 67% lương hàng tháng từ khi bắt đầu nghỉ chăm con cho đến ngày thứ 180 sau khi bắt đầu nghỉ chăm con, và 50% lương từ ngày thứ 181.
・ Thời gian được nhận trợ cấp cho mẹ: Được tính từ thời điểm thời gian nghỉ thai sản của mẹ kết thúc cho đến trước khi bé tròn một tuổi một ngày.
・ Thời gian được nhận trợ cấp cho bố: Được tính từ ngày bé sinh cho đến trước khi bé tròn một tuổi một ngày.
Miễn nộp phí bảo hiểm hưu trí quốc dân
Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân được miễn trong 4 tháng trước và sau khi sinh con (6 tháng đối với trường hợp sinh đôi trở lên). Hãy liên hệ với quầy bảo hiểm hưu trí quốc dân của uỷ ban thành phố, quận để được hỗ trợ chi tiết nhé.
Hỗ trợ trước và sau khi sinh ở Nhật
Công tác hỗ trợ trước và sau khi sinh
Ở Nhật mỗi địa phương đều tiến hành nhiều “công tác hỗ trợ trước và sau khi sinh” nhưng về cơ bản thường bao gồm 2 nội dung sau đây.
・ Công tác tư vấn: Mẹ bầu sẽ được nhận tư vấn cho những lo lắng khi mang thai, sinh nở và cách nuôi dạy trẻ từ các y tá, nữ hộ sinh hoặc giáo viên mầm non hay những bậc lão thành, người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ đã được thông qua đào tạo chính quy, tùy theo nội dung cần tư vấn.
・ Hỗ trợ giao lưu: Nhằm thúc đẩy việc giao lưu kết bạn cho các mẹ bỉm tại địa phương. Các mẹ có thể kết bạn thông qua các dự án giao lưu tại nơi bạn sống.
Các cơ sở hỗ trợ có thể được thiết lập tại các cơ sở địa phương (chẳng hạn như các trung tâm bảo hiểm và phúc lợi). Khi bạn khai trình việc mang thai của mình cho chính quyền thành phố, quận và nhận được Sổ tay Sức khỏe mẹ và bé, bạn sẽ nhận được các hướng dẫn và giải thích thông tin cụ thể về các dịch vụ này.
〈Ví dụ cụ thể về công tác hỗ trợ ở các thành phố〉
・ Trao đổi với thai phụ khi phát hành Sổ tay mẹ và bé, đưa ra các lời khuyên về quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy trẻ, giới thiệu các dịch vụ công dành cho phụ nữ mang thai.
・ Tư vấn về việc mang thai, sinh nở và nuôi con (bằng điện thoại hay đến thăm nhà trực tiếp, gửi email v.v.).
・ Phối hợp với các cơ sở y tế và các tổ chức liên quan đến việc nuôi dưỡng trẻ em khi cần thiết.
・ Sau khi sinh, nữ hộ sinh và y tá sẽ chăm sóc mẹ và em bé, tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ.
・ Tổ chức “hoạt động giao lưu” tạo điều kiện để các phụ huynh có thể giao lưu với nhau.
Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh
Trẻ trước khi vào tiểu học khi phải đi khám tại các cơ sở y tế thì sẽ được trợ cấp một phần chi phí y tế nội dung cụ thể như sau.
・ Số tiền trợ cấp: Khi bạn nộp “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế” và “Thẻ bảo hiểm y tế” tại cơ sở y tế, bạn sẽ chỉ phải trả số tiền là phần dư sau khi trừ đi phần tiền bảo hiểm y tế cấp và phần tiền trợ cấp của chính phủ. Chi phí tự trả là tối đa 500 yên đối với bệnh nhân ngoại trú và 500 yên cho mỗi ngày nhập viện.
・ Chi phí không áp dụng được bảo hiểm và trợ cấp y tế: Bạn không được áp dụng trợ cấp này khi tiêm chủng hay khám sức khỏe. Có nghĩa về nguyên tắc bạn sẽ không được nhận trợ cấp cho các chi phí khám chữa bệnh không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế. Tuy nhiên các bé vẫn có thể được tiêm phòng miễn phí rất nhiều chủng bệnh tại các cơ sở y tế địa phương.
・ Cấp giấy chứng nhận người thụ hưởng: Bạn hãy trực tiếp liên lạc với phòng ban phụ trách của uỷ ban quận huyện để biết chi tiết.
Các phụ cấp chăm con ở Nhật 2023
Phụ cấp cho trẻ em
“Phụ cấp cho trẻ em” được trả hàng tháng cho những người đang nuôi con từ 0 tuổi đến khi bé tốt nghiệp trung học cơ sở tại Nhật. Đây là khoản trợ cấp nuôi con của chính phủ Nhật.
・ Số tiền chi trả
Dưới 3 tuổi: 15.000 yên / tháng
3 tuổi đến tiểu học (lớp 6): 10.000 yên / tháng, (trẻ thứ 3 trở lên): 15.000 yên / tháng
Học sinh trung học cơ sở: 10.000 yên / tháng
※ Thanh toán 4 tháng/ lần, 3 lần trong năm.
・ Cách đăng ký: Khi nộp giấy khai sinh của trẻ cho uỷ ban thành phố, quận, bạn cũng sẽ nộp một hóa đơn yêu cầu nhận Tiền phụ cấp trẻ em. Hãy trình bày là “Tôi muốn nộp đơn xin phụ cấp trẻ em” tại quầy uỷ ban quận huyện trực thuộc nhé.
・ Hạn chế về thu nhập: Nếu thu nhập của bố mẹ vượt quá một hạn nhất định, bạn sẽ không thể nhận phụ cấp trẻ em.
Phụ cấp nuôi con
Chính phủ Nhật có chế độ phụ cấp gọi là “phụ cấp nuôi con” cho bố hoặc mẹ đơn thân. Số tiền tối đa được nhận là 43.070 yên mỗi tháng cho con đầu lòng.
Gặp khó khăn với việc mang thai ngoài ý muốn?
Ngày càng có nhiều trường hợp thực tập sinh kỹ năng và du học sinh mang thai ngoài ý muốn hoặc không được bố đứa bé thừa nhận và lo lắng về việc liệu mình có thể tiếp tục làm việc, học tập hay ở lại Nhật Bản hay không.
Trong trường hợp như vậy, bạn đừng băn khoăn lo lắng một mình mà hãy liên hệ với quầy tư vấn cho người nước ngoài hoặc các đoàn thể hỗ trợ để nhận được sự giúp đỡ.
Chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ của các đoàn thể mà du học sinh, thực tập sinh kỹ năng có thể liên lạc khi gặp khó khăn trong quá trình mang thai, sinh con hay về tư cách lưu trú nhé. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một bài viết tổng hợp về những nơi nên đến khi cần tư vấn để các bạn tham khảo thêm nhé.
(Ví dụ) Đoàn thể hỗ trợ hỗ trợ cuộc sống và xin tư cách lưu trú cho du học sinh đã sinh con và đứa bé
(Ví dụ) Uỷ ban nhân dân thành phố và các đoàn thể hỗ trợ việc sinh và chăm sóc con của cựu thực tập sinh
Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật – Địa điểm tư vấn cho người Việt Nam ở Nhật Bản
Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
Lời kết
Trong bài viết lần này chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn hệ thống hỗ trợ và phụ cấp, trợ cấp khác nhau cho các mẹ bầu mẹ bỉm Việt Nam đã đang mang thai và sinh con nuôi con tại Nhật Bản.
・ Hỗ trợ phụ nữ mang thai: Sổ tay sức khỏe mẹ và bé và hỗ trợ khám sức khỏe cho thai phụ
・ Trợ cấp, phụ cấp khi sinh con: trợ cấp sinh con, trợ cấp nghỉ sinh con, tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con, v.v.
・ Hỗ trợ trước và sau khi sinh: Công tác tư vấn, hỗ trợ giao lưu
・ Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh
・ Các phụ cấp chăm con: phụ cấp trẻ em, phụ cấp nuôi con
Ngoài những nội dung này, chúng tôi còn giới thiệu các quầy tư vấn và các trường hợp giải quyết khi bạn gặp khó khăn. Các mẹ hãy tận dụng những thông tin trong bài viết này một cách hữu ích để an tâm sinh bé khỏe và nuôi bé ngoan các bạn nhé!
Chia sẻ thông tin thật hữu ích cho các bà mẹ chuẩn bị sinh con tại Nhật Bản. Cảm ơn tác giả đã cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ.
Bài viết xàm xí, chỉ toàn thông tin chung chung, không có gì mới mẻ cả. Đừng đăng bài vớ vẩn như thế này nữa.
Những thông tin này vô cùng cần thiết cho mình vì mình sắp sinh con ở Nhật Bản. Mình sẽ lưu lại để tham khảo sau.
Bài viết thiếu sót thông tin về các thủ tục hành chính cần thiết để được hưởng các chế độ hỗ trợ này. Mong tác giả bổ sung thêm thông tin.
Bài viết chỉ tập trung vào chế độ hỗ trợ cho người mẹ. Vậy chế độ hỗ trợ cho người cha thì sao? Cũng nên đề cập đến để thông tin toàn diện hơn.
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin hữu ích này. Mình sẽ lưu lại để chia sẻ với những người bạn của mình chuẩn bị sinh con ở Nhật Bản.
Nhật Bản đúng là thiên đường cho các bà mẹ. Ở Việt Nam mình, phụ nữ sau sinh chẳng được hỗ trợ gì cả, khổ lắm.
Thông tin hữu ích nhưng chưa đầy đủ. Tác giả nên cập nhật thêm thông tin về các chế độ hỗ trợ dành cho trẻ em khuyết tật.
Haha, đúng là Nhật Bản, mọi thứ đều được hỗ trợ chu đáo quá. Từ trước đến giờ mình chỉ biết phụ nữ Nhật được hỗ trợ thôi, hóa ra nam giới cũng được hỗ trợ nữa.
Wow, chế độ hỗ trợ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Nhật Bản thật tuyệt vời! Mình ước gì Việt Nam cũng có chế độ hỗ trợ tốt như vậy.